*.* Hôm nay ngày: 28/03/2024 *.*

Lượt truy cập

844801
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
628
4476
10956
844801

Vinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo Slider

Việc làm nông thôn

VIỆC LÀM NÔNG THÔN

-Thời gian qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn (LĐNT) đã có bước chuyển biến tích cực. Theo khảo sát của các cơ sở đào tạo nghề (ĐTN) đến đầu năm 2018, số LĐ có việc làm sau đào tạo đạt tỷ lệ 75% so với tổng số LĐ đã đào tạo (có việc làm trong huyện 47%, ngoài huyện 16% và ngoài tỉnh 12%). Tuy nhiên, vẫn còn đến 25% số người qua ĐTN vẫn đang tìm kiếm việc làm. Do vậy, giải quyết việc làm cho người LĐ, nhất là LĐNT là sự trăn trở của các ngành, các cấp.

 

Theo anh Cao Hồng Ngoan, Phó trưởng Phòng Dạy nghề (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), kết quả ĐTN cho LĐNT trong thời gian qua khá tốt. Nhiều địa phương đã quan tâm tuyên truyền huy động học viên đến lớp học nghề. Công tác ĐTN cho LĐNT được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi để người LĐ đăng ký tham gia học nghề.

Danh mục nghề đào tạo cho LĐNT, định mức kinh phí hỗ trợ đào tạo được rà soát để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Chất lượng đào tạo được nâng cao, phù hợp với yêu cầu thực tế từng ngành, nghề. Trong năm qua, toàn tỉnh tổ chức được 410 lớp, ĐTN cho 12.190 học viên, kinh phí hỗ trợ ĐTN trên 8,7 tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực phi nông nghiệp tổ chức 252 lớp, ĐTN cho 7.559 học viên, với kinh phí hỗ trợ là 6,6 tỷ đồng, lĩnh vực nông nghiệp tổ chức 158 lớp ĐTN cho 4.631 học viên, với kinh phí hỗ trợ là 2,1 tỷ đồng. Đó là các mô hình, chương trình ĐTN hiệu quả, có thể nhân rộng như: kỹ thuật trồng và thiết kế vườn (trồng xoài), kỹ thuật trồng và bảo quản nấm (nấm linh chi, nấm rơm), kỹ thuật sản xuất giống và nuôi lươn thương phẩm, xây dựng dân dụng, may công nghiệp… Có 5 địa phương đã chủ động ký hợp đồng 3 bên, với người LĐ và doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp cam kết hỗ trợ các máy móc, thiết bị, cán bộ kỹ thuật, nguyên liệu thực hành, bao tiêu sản phẩm do người LĐ làm ra và tuyển dụng LĐ sau khi học nghề. Chính các giải pháp thiết thực đó đã giúp nhiều LĐ học nghề xong tự tạo được việc làm tại địa phương hoặc được tư vấn giới thiệu việc làm ở các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Tuy nhiên, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế trong công tác ĐTN và giải quyết việc làm cho LĐNT: một số địa phương chưa gắn ĐTN với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, chưa gắn với giải quyết việc làm cho người LĐ; chương trình đào tạo và thời gian đào tạo ở một số lớp nghề chưa đảm bảo nên một số LĐ sau đào tạo chưa tìm được việc làm phù hợp. Một số trường, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên đã được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ĐTNnhưng chưa có kế hoạch đưa vào khai thác, sử dụng phục vụ giảng dạy để phát huy hiệu quả trong đào tạo. Nhiều LĐNT có trình độ học vấn thấp phải làm thuê kiếm sống từng ngày nên không theo các lớp nghề dù là ngắn hạn.

Với những nỗ lực, giải pháp đồng bộ từ các ngành, các cấp đã tạo điều kiện cho thanh niên, LĐ nông nhàn có thêm việc làm và thu nhập. Song, trên thực tế NLĐ vẫn chưa có ý thức tận dụng những điều kiện thuận lợi đang có và mang tâm lý trông đợi, ỷ lại vào các chính sách, cơ hội việc làm người khác mang đến cho mình. Anh Ngô Văn Thành (người dân thị trấn Óc Eo, Thoại Sơn) cho biết: “Thanh niên ngày nay thường an phận, ít chịu khó tìm kiếm nhiều việc làm để cải thiện thêm thu nhập. Họ thường quá chú trọng đến việc làm có thu nhập cao, ai kêu làm công việc thu nhập ít hơn thì từ chối, đến khi không còn việc làm lương cao quay lại tìm việc ít tiền hơn thì đã không còn cơ hội. Có nhiều trường hợp họ kiếm được nhiều tiền nhưng sau đó nghĩ ngay đến việc hưởng thụ, đến khi hết tiền hoặc bản thân, người thân đau bệnh mới chạy đôn chạy đáo tìm việc làm trở lại”.

Do vậy, để ĐTN và giải quyết việc làm cho LĐNT, giải quyết được bài toán thoát nghèo bền vững cho người dân còn ở vấn đề giáo dục, nâng cao ý thức, giúp họ xây dựng được niềm đam mê với nghề nghiệp, ý chí LĐ, khởi nghiệp lâu dài, năng động, chịu khó dấn thân tìm kiếm việc làm thì các mục tiêu, chỉ tiêu đào tạo hàng năm mới có ý nghĩa thiết thực.

Theo NGỌC GIANG - AGO

 
 
 

Tuyển sinh

Thông báo mới

Liên kết website